Tổng quan Hình_tượng_khủng_long_trong_văn_hóa

Mantellodon tại Công viên Crystal PalaceMô hình khủng long tại Crystal Palace, Luân Đôn

Khi khủng long mới được phát hiện, người ta háo hức muốn biết về chúng, tại thời điểm với hiểu biết về còn hạn chế, chúng được minh họa như những con thằn lằn khổng lồ, đi bằng bốn chân một cách nặng nề. Sau đó, các họa sĩ vẽ những con vật khổng lồ này đứng thẳng như chuột túi, đi bằng hai chân sau hoặc đi bốn chân, đuôi dài quét đất, da xù xì, có vảy như da cá sấu. Ngày nay, nhờ sự phát triển của cổ sinh vật học, con người đã có những cái nhìn mới mẻ và thực tế hơn về loài vật kỳ diệu này. Khủng long không còn lờ đờ, trì trệ nữa. Chúng được miêu tả như những sinh vật năng động, phát triển cao, giống chim hơn cá sấu. Tuy vậy, ở bất cứ thời đại nào, khủng long cũng chiếm một phần không nhỏ trong tri thức, văn hóa của loài người và để lại cho con người những cảm xúc đặc biệt: kinh ngạc, sợ hãi nhưng thích thú.

Mối quan tâm phổ biến về khủng long đã đảm bảo sự xuất hiện của chúng trong văn học, phim ảnh và các phương tiện truyền thông khác. Bắt đầu từ năm 1852 với một lần được nhắc đến trong tiểu thuyết Ngôi nhà ảm đạm (Bleak House) của Charles Dickens, khủng long đã được đưa vào một số lượng lớn các tác phẩm hư cấu. Cuốn tiểu thuyết năm 1864 của Jules Verne có tên Hành trình vào tâm Trái đất (Journey to the Center of the Earth), cuốn sách có tựa đề Thế giới đã mất (The Lost World) của Sir Arthur Conan Doyle năm 1912, bộ phim hoạt hình Gertie the Dinosaur năm 1914 (kể về con khủng long hoạt hình đầu tiên), bộ phim mang tính biểu tượng King Kong vào năm 1933, Godzilla vào năm 1954 và nhiều bộ phim khác phần tiếp theo, cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất năm 1990 là cuốn Công viên kỷ Jura của Michael Crichton và bộ phim chuyển thể năm 1993 của nó chỉ là một vài ví dụ đáng chú ý về sự xuất hiện của khủng long trong tiểu thuyết[1]

Sự quan tâm nhiệt tình của công chúng đối với khủng long lần đầu tiên phát triển ở nước Anh thời Victoria nơi vào năm 1854, ba thập kỷ sau những mô tả khoa học đầu tiên về di tích khủng long, một loạt các tác phẩm điêu khắc khủng long sống động như thật đã được công bố tại Công viên Crystal Palace ở London. Những con khủng long ở Crystal Palace nổi tiếng đến nỗi cả một thị trường về các bản sao nhỏ hơn đã sớm nở rộ. Trong những thập kỷ tiếp theo, các cuộc triển lãm khủng long được mở tại các công viên và viện bảo tàng trên khắp thế giới để cho các thế hệ kế tiếp sẽ được hiểu biết về các loài động vật thú vị này[2]. Đến lượt nó, sự phổ biến dần dần của loài khủng long đã dẫn đến nguồn tài trợ công cộng đáng kể cho ngày khoa học về khủng long, và thường xuyên thúc đẩy những khám phá mới, ở Hoa Kỳ, sự cạnh tranh giữa các viện bảo tàng để thu hút sự chú ý của công chúng đã trực tiếp dẫn đến các cuộc chiến thù địch (Cuộc chiến Xương)[3]

Các mô tả văn hóa cũng đã tạo ra hoặc củng cố những quan niệm sai lầm hoặc không được chính xác về khủng long và các động vật thời tiền sử khác khi đối chiếu với hồ sơ hóa thạch, chẳng hạn như miêu tả không chính xác và ngược dòng thời gian về một "thế giới tiền sử" nơi mà nhiều loại động vật đã tuyệt chủng (từ động vật kỷ Permi là Dimetrodon đến voi ma mút cho đến người thượng cổ) lại sống cùng nhau (người tiền sử sống chung với khủng long) và cuộc sống của khủng long như những trận chiến đấu liên hồi, chúng như những con quái vật không làm gì khác ngoài chiến đấu cho tới chết; khủng long như tất cả các loài to lớn và khổng lồ; khủng long trông chừng như ngu ngốc và di chuyển chậm chạp, khủng long giống như thằn lằn và tất cả đều có vảy (không có lông) khi nhiều loài khủng long Velociraptor có lông.

Những quan niệm sai lầm khác được củng cố từ các mô tả văn hóa đến từ sự đồng thuận khoa học mà hiện đã bị lật tẩy, chẳng hạn như khủng long là những con vật chậm chạp và không thông minh. Các mô tả về khủng long nhất thiết phải mang tính phỏng đoán như biện luận của nhiều tác giả, bởi vì quá trình hóa thạch và các cơ chế hóa thạch khác không bảo toàn được tất cả các chi tiết của sự sống, theo đó, bất kỳ sự phục dựng nào cũng là quan điểm của một nghệ sĩ rằng, để ở trong giới hạn của kiến thức tốt nhất vào thời điểm đó, nhất thiết phải lấy cảm hứng từ những bức vẽ khác đã được khoa học chứng minh. Hơn nữa, khủng long không bị tuyệt chủng do không thể đối phó với sự thay đổi khí hậu bình thường, một quan điểm được tìm thấy trong nhiều sách giáo khoa trước đây[4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_khủng_long_trong_văn_hóa http://dinosaurs.about.com/od/carnivorousdinosaurs... http://findarticles.com/p/articles/mi_qa3721/is_19... //doi.org/10.1007%2F978-1-4614-2101-6_3 //doi.org/10.1126%2Fscience.277.5326.644b //doi.org/10.1144%2Fgsjgs.154.2.0265 http://blog.hmns.org/2014/07/a-tale-of-two-compys-... //www.jstor.org/stable/2893254 https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1997JGSoc.154..2... https://people.hofstra.edu/J_B_Bennington/publicat... https://vnexpress.net/khung-long-bao-chua-co-thuc-...